Để chăm sóc trẻ bị hăm tã nặng, mẹ nên thực hiện nay một số việc sau để hạn chế tối đa tình trạng hăm biến chuyển xấu. MonMom sẽ giúp mẹ!
DỪNG NGAY VIỆC ĐÓNG TÃ BỈM
Khi trẻ bị hăm tã nặng, các vết thương trên da đã bắt đầu sưng, phù nề, thậm chí là lở loét. Nếu cha mẹ tiếp tục đóng tã bỉm cho trẻ, sự cọ xát của tã bỉm với da sẽ làm trẻ cảm thấy khó chịu và vết thương trên da cũng biến chuyển nặng, lan rộng hơn.
Ngược lại, nếu trẻ bỏ bỉm, vùng da bị hăm sẽ được tiếp xúc nhiều với không khí và trở nên khô thoáng hơn. Điều này loại bỏ môi trường nóng bí, nhiều vi khuẩn do đóng tã bỉm quá lâu. Đồng thời, trẻ cũng bớt cảm thấy khó chịu do tã lót cọ vào vùng da bị hăm gây đau. Cho trẻ nude là một trong những cách ngăn ngừa bé hăm tã nặng hiệu quả.
CHĂM SÓC TRẺ BỊ HĂM TÃ NẶNG BẰNG CÁCH VỆ SINH VÙNG BỊ HĂM TÃ NẶNG
Khi bé bị hăm tã nặng thì cha mẹ nên vệ sinh các vùng da bị hăm của trẻ sạch sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn trong phân, nước tiểu, mồ hôi… Cha mẹ nên vệ sinh vùng da đóng tã của trẻ với nước ấm sau mỗi lần thay bỉm. Bạn cũng có thể dùng khăn giấy chuyên dụng, tuy nhiên, cần lưu ý chọn giấy ướt mềm mại và không chứa chất tạo mùi thơm.
Khi vệ sinh da, cha mẹ cũng nên thao tác nhẹ nhàng để không làm đau bé. Sau khi vệ sinh, dùng khăn mềm lau khô da hoặc cho bé nude một lúc để da khô tự nhiên rồi mới tiếp tục mặc tã/bỉm.

SỬ DỤNG CÁC LOẠI TÃ CHẤT LƯỢNG KHI BÉ BỊ HĂM TÃ NẶNG
Các loại tã bỉm chất lượng thường có độ mềm mại lý tưởng và khả năng thấm hút cao. Khi sử dụng loại tã/bỉm này, vùng da của bé sẽ luôn được khô thoáng nhờ khả năng thấm hút tốt. Chất thải và nước tiểu không tiếp xúc lâu với da, hạn chế vi khuẩn sinh sôi, phát triển.
Xem thêm: Ăn rau gì lợi sữa cho mẹ sau sinh mổ?
THƯỜNG XUYÊN THAY TÃ HOẶC BỈM
Để tránh trẻ hăm tã nặng, phụ huynh nên thay tã bỉm cho bé thường xuyên sau 2 – 3 tiếng hoặc ngay sau khi bé đại tiện nhằm giúp vùng da quấn tã luôn khô thoáng, sạch sẽ, không bị ẩm ướt hay phải tiếp xúc với phân và nước tiểu quá lâu. Từ đó, giúp giảm kích ứng da, loại bỏ được môi trường lý tưởng cho vi khuẩn, nấm phát triển, cải thiện và phòng ngừa hăm tã tái phát.
CHĂM SÓC TRẺ BỊ HĂM TÃ NẶNG BẰNG CÁC LOẠI KEM HĂM TÃ
Với trẻ bị hăm tã nặng, ngoài các biện pháp trên, để trị hăm tã nặng, cha mẹ nên kết hợp dùng thêm các loại kem trị hăm. Kem trị hăm với các thành phần được bào chế từ thảo dược thiên nhiên và các dưỡng chất có khả năng kháng khuẩn, chống viêm, dưỡng da… hỗ trợ điều trị hăm tã hiệu quả.
Phụ huynh nên tham khảo ý kiến của chuyên gia, dược sĩ… để lựa chọn được kem bôi da phù hợp với bé. Đồng thời, bạn cũng cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và biết cách sử dụng kem bôi đúng cách để đảm bảo hiệu quả của sản phẩm.
Hướng dẫn cách bôi kem trị hăm đúng cách

Bôi kem trị hăm đúng cách sẽ đảm bảo hiệu quả điều trị, giúp bé nhanh chóng thoát khỏi trạng thái khó chịu, ngứa rát do hăm tã.
- Bước 1: Mẹ rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng sát khuẩn, rồi lau khô bằng khăn sạch để tránh lây khuẩn lên vùng da bị hăm của bé.
- Bước 2: Vệ sinh sạch sẽ vùng da đóng tã của trẻ bằng nước ấm sạch và lau khô bằng khăn bông mềm.
- Bước 3: Lấy một lượng kem vừa đủ ra tay và thoa nhẹ nhàng lên vùng da bị hăm của bé. Kết hợp massage nhẹ nhàng để các tinh chất thẩm thấu trên da.
Lưu ý:Thoa kem nhẹ nhàng, tránh chà xát mạnh sẽ làm đau bé và khiến cho các vết hăm bị vỡ, lan ra hơn.Nên bôi kem sau mỗi lần thay tã và trước khi trẻ đi ngủ để mang lại hiệu quả cao nhất. |