Ăn dặm ADKN là phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, được nhiều mẹ Việt Nam hiện nay lựa chọn. Thế nhưng không phải ai cũng thành công. Vậy mẹ cần hiểu gì về ADKN để xem con mình có phù hợp hay không?

ĂN DẶM ADKN LÀ GÌ?

Ăn dặm kiểu Nhật tôn trọng hương vị nguyên bản của từng loại thực phẩm. Các loại thức ăn của trẻ sẽ được để riêng rẽ, không trộn lẫn với nhau. Việc này sẽ giúp trẻ cảm nhận hương vị nguyên bản của từng thực phẩm, phát triển vị giác, từ đó kích thích trẻ thèm ăn.

Ngoài ra, thức ăn theo chế độ ăn dặm kiểu Nhật cũng thô hơn vì người Nhật cho rằng như thế sẽ kích thích trẻ nhai, sau đó mới nuốt, do đó sẽ cảm nhận được vị ngon của thức ăn. Việc trẻ phải nhai thức ăn cũng giúp tiết ra dịch vị khiến chúng thấy ngon miệng hơn.

Ăn dặm ADKN
Ăn dặm ADKN

Bên cạnh đó, chế độ ăn dặm kiểu Nhật cũng đề cao tính thẩm mỹ khi trình bày món ăn. Hầu hết các bữa ăn của trẻ thường rất màu sắc và được tạo hình rất đẹp. Việc này được lý giải là để trẻ thấy đủ hấp dẫn để thưởng thức bữa ăn.

Ăn dặm kiểu nhật được hiểu đơn giản là dạng:

– Trẻ ăn thô sớm

– Ăn đa dạng thức ăn

– Phương pháp chế biến: Chế biến thức ăn dưới dạng đông lạnh, trữ đông trong tủ lạnh có thể đến cả tuần, rồi mỗi bữa ăn sẽ rã đông một lượng vừa đủ cho bé.

– Cho bé ăn các món ăn riêng rẽ, không trộn chung với nhau như Ăn dặm truyền thống của Việt Nam.

– Luôn tôn trọng ý thích, ý muốn của trẻ.

Tham khảo thêm: Thực phẩm lợi sữa sau sinh nào là an toàn nhất cho mẹ?

XÁC ĐỊNH RÕ QUAN ĐIỂM, TÂM LÝ

Thức phẩm ăn dặm cho bé
Thức phẩm ăn dặm cho bé

Trước khi bé bắt đầu phương pháp ăn dặm ADKN, cả gia đình cần xác định rõ quan điểm cũng như tâm lý. Mọi người đều yêu quý bé, tuy nhiên, không nên coi chúng là trung tâm vũ trụ để ngăn những mâu thuẫn có thể xảy ra giữa người lớn về cách chăm con.

Trong quá trình ăn dặm, bao gồm cả ăn dặm kiểu Nhật, Pháp, Mỹ… đôi khi trẻ không hợp tác và đôi khi chúng lại rất dễ bảo, vì thế bạn nên xác định trước là sẽ có những khó khăn.

XÁC ĐỊNH THỰC PHẨM

Ăn dặm kiểu Nhật
Ăn dặm kiểu Nhật

Nguyên tắc của phương pháp ăn dặm ADKN là chú trọng các thực phẩm tự nhiên hoặc thực phẩm được nuôi trồng như: rau, củ, quả, cá, thịt… Đồ ăn đóng gói như thực phẩm đóng hộp, giăm bông, gia vị được khuyến cáo không nên cho trẻ ăn.

Do đó, chọn phương pháp ăn dặm ADKN là chọn kiểu ăn không vị, hương vị của súp được tạo ra từ rau, củ hoặc “dashi” (một loại cá bào và rong biển). Trước tiên, bạn có thể cho trẻ ăn không vị rồi sau đó thay đổi thì sẽ dễ dàng hơn. Nếu bạn cho trẻ ăn đồ có hương vị phong phú, chúng sẽ không chịu khi bạn chuyển sang đồ ít hương vị (đặc biệt là rau).

Người Nhật kỳ vọng điều gì ở trẻ? Trước tiên, họ hy vọng con phát triển bình thường và không muốn chúng bị béo phì. Thực đơn phương pháp ăn dặm ADKN bao gồm rất nhiều rau xanh, cân bằng giữa tinh bột, protein và vitamin, đặc biệt là ít protein (giai đoạn bé 12-18 tháng, chỉ nên ăn nhiều nhất 20 grams protein). Họ không để tâm trẻ ăn nhiều đường hay sữa. Những đứa trẻ Nhật không béo, nhưng chúng khỏe mạnh, vui vẻ và độc lập.

Thứ hai, qua việc ăn dặm, người Nhật có thể giáo dục con về việc ăn uống. Trẻ sẽ biết cách nhai và có ý thức trong ăn uống, biết cách hỏi , từ chối hay khẳng định ý kiến bản thân. Nếu các mẹ muốn trẻ đạt được điều này, họ phải trải qua một thời kỳ không dễ dàng.

Một số trẻ biết cách nhai, chúng không ngậm thức ăn trong miệng và chúng ngồi một chỗ trong cả bữa. Tuy nhiên, chúng phản ứng quyết liệt khi cha mẹ không cho ăn nữa hoặc nếu đó là món không đúng khẩu vị. Vì thế, cha mẹ rất vất vả khi cho con ăn.

Nhiều bà mẹ thấy con hơi nhỏ, họ cho trẻ ăn dặm, hy vọng bé ăn nhiều hơn và sẽ tăng cân. Tại sao cần ăn dặm? Đó là vì cơ thể cần được cung cấp thêm các dưỡng chất theo độ tuổi. Một nhu cầu hoàn toàn tự nhiên mà qua đó giúp trẻ thực hành thói quen ăn uống trong tương lai.

Thực tế, cơ thể cần cung cấp đầy đủ dưỡng chất thông qua ăn dặm từ giai đoạn 9 tháng tuổi. Do đó, ăn dặm kiểu Nhật bắt đầu từ tháng thứ 5, 6, 7, 8 nhằm mục đích giúp bé làm quen với thức ăn, thực phẩm thô và hình thành thói quen. Khi trẻ có thói quen ăn uống tốt, một số sẽ ăn nhiều, một số sẽ ăn ít và chúng sẽ thích hay không thích những món nhất định.

Giúp bé ăn ngon
Giúp bé ăn ngon

MỘT SỐ NGUYÊN TẮC KHI CHO TRẺ ĂN DẶM ADKN

  • Ăn nhạt
  • Dùng gạo, bánh mì… để chế biến thành các loại cháo phù hợp với từng giai đoạn.
  • Tập cho bé tự ăn dần, chủ động trong ăn uống và hình thành thói quen lành mạnh khi ăn…
  • Không đặt ra áp lực quá lớn về các chỉ tiêu cân nặng của bé.
  • Cân bằng dinh dưỡng 3 nhóm thực phẩm: tinh bột – đạm – vitamin.
  • Làm phong phú thực đơn ăn dặm cho bé bằng nhiều loại thực phẩm, rau quả khác nhau.
  •  Cho bé ăn theo nhu cầu.
  • Không nên  trộn chung với nhau.không ép ăn hay ép uống.
  • Không đi rong, cho bé ngồi ghế ăn nghiêm túc.
  • Tạo không khí vui vẻ, thoải mái trong bữa ăn.
  • Căn cứ vào sự phát triển cơ địa của từng trẻ mà cho trẻ ăn thô sớm hay muộn.
  • Và mức ăn thô Của mỗi trẻ cũng khác nhau, nên cần điều chỉnh để hợp lý với từng trẻ.

ADKN SẼ CÓ TỪNG MÓN RIÊNG BIỆT?

Điều này hoàn toàn không đúng. Nó chỉ đúng khi bạn tập cho bé ăn dặm lần đầu. Khi đó, bạn cần nhận dạng khẩu vị của con. Vì thế, thay vì nấu nhiều thực phẩm với nhau, mùi vị sẽ không rõ ràng, bạn nên để con ăn từng món riêng. Canh là canh, rau là rau. Trẻ nên thử tất cả các hương vị từ không vị, có mùi cho đến hơi chua.

Khi trẻ đã quen với các loại thực phẩm, mẹ có thể nấu món kết hợp. Tuy nhiên, nếu nếu mẹ muốn trẻ ăn không vị, tất cả các loại đồ ăn (kể cả hoa quả…) cũng là loại không vị. Nếu món ăn dặm là không vị, nhưng hoa quả tráng miệng lại ngọt thì sẽ phản tác dụng. Trong lần đầu tiên khi cho con ăn không vị, bạn nên làm giảm nhẹ các món có mùi vị đậm. Ví dụ, bạn có thể trộn hoa quả với sữa chua để giảm vị ngọt quả.

TÔN TRỌNG CON

Tôn trọng con
Tôn trọng con

Bạn nên coi bé như những thành viên khác trong gia đình. Không phải chỉ ăn no là đủ mà cũng cần chú ý đến cảm nhận của trẻ. Mỗi bé có tính cách khác nhau, và sẽ thay đổi tùy từng thời kỳ. Mẹ cần nắm bắt được điều này và điều chỉnh cho phù hợp.

Với phương pháp ăn dặm ADKN, bạn có thể cho con ăn thô, nhưng sẽ cần rất nhiều sự kiên nhẫn và quyết tâm. Bạn không nên bị phân tâm bởi những câu chuyện như bé A, bé B ăn như này, như kia. Chúng ta sẽ phải thử và điều chỉnh thường xuyên mức độ thô của đồ ăn phù hợp với con và không nên nóng vội. Các mẹ nên chuẩn bị tâm lý rằng đây sẽ là khoảng thời gian vất vả, tuy nhiên dần dần trẻ sẽ học được những gì bạn dạy. Đừng để mình căng thẳng mà làm ảnh hưởng đến con. Bạn cần vui vẻ thoái mái để giúp con vượt qua giai đoạn này.

Một yếu tố khác của việc tôn trọng con là cách cho ăn. Không khí, khung cảnh và màu sắc là những nhân tố ảnh hưởng tới việc ăn uống của con. Mỗi mẹ sẽ có cách riêng vì nó phụ thuộc vào đặc điểm từng trẻ. Mẹ dù bận rộn đi làm vẫn có thể cho con ăn dặm, bất cứ ai cũng có thể trở thành nghệ sĩ  và khiến trẻ vui vẻ, ăn uống ngon lành.

Các bà mẹ Nhật cảm thấy việc nấu ăn cho con khá đơn giản, chỉ là sự kết hợp của rau củ, có thể ăn riêng hoặc chế biến lẫn. Để giúp trẻ thích ăn cơm, họ thường bắt đầu từ cháo trắng.

Bắt đầu ăn dặm bằng cháo trắng
Bắt đầu ăn dặm bằng cháo trắng
 

Để giúp trẻ biết ăn cơm mẹ Nhật thường bắt đầu cho trẻ ăn cháo trắng

CÁC GIAI ĐOẠN CỦA ADKN

ADKN được chia là 4 giai đoạn chính

GĐ 1: 5,6 tháng ( giai đoạn nuốt chửng)
  • Giai đoạn này mẹ có thể cho bé ăn dặm 1 bữa/ngày kết hợp dinh dưỡng.
  • Khi bắt đầu tập ăn, mẹ nên cho bé ăn 1 thìa nhỏ 5ml cháo nghiền loãng mỗi ngày mỗi lần bú. Sau 2, 3 ngày thì tăng lên thìa to hơn.
  • Khi bé ăn được 3, 4 thìa thì có thể bắt đầu cho bé ăn thử trái cây, rau củ hầm nhừ.
  • Sau 1 tháng ăn dặm nếu bé nuốt thức ăn tốt thì nâng lên 2 bữa/ngày.
  • Nên cố gắng cho trẻ ăn cố định 1 giờ nhất định.
  • Tất cả các món ăn cho bé nên ở dạng dung dịch loãng và đặc biệt là không nên nêm thêm gia vị.
  • Mẹ có thể điều chỉnh lượng thức ăn tùy theo sự thèm ăn, tốc độ phát triển của bé.

Thực phẩm sử dụng ở giai đoạn này chủ yếu là:

  • Nhóm tinh bột: gạo, bánh mì, tinh bột, khoai tây, khoai lang.
  • Nhóm rau quả: cà rốt, chuối, rau chân vịt, bí đỏ, củ cải, cà chua.

Trên đây là tiến độ và lượng đại khái, ngoài cháo loãng, sinh tố rau quả còn có cá, đậu phụ, v.v… cá mẹ có thể lựa chọn đừng làm theo cứng nhắc. Lượng nhiều ít cũng phải căn cứ vào tình hình thực tế của bé. Chỉ khi bé đã tiếp nhận một loại thức ăn nào đó rồi mới nên thêm loại mới

GĐ 2: 7,8 tháng ( Giai đoạn nhai trẹo trạo)

Bước sang giai đoạn 2 bé bắt đầu tập dùng lưỡi để lấy thức ăn và tập nhai. Thức ăn của bé mẹ nên ninh nhừ, nghiền sơ. Giai đoạn này bé có thể ăn được cháo theo tỷ lệ 1:7. Tỷ lệ 1:7 nghĩa là 1 gạo và 7 nước, nấu chín xong mẹ vẫn phải dùng rây bột để làm nhuyễn

Lượng thức ăn mỗi bữa.

  • Nhóm tinh bột: gạo, bánh mì, tinh bột, khoai tây, khoai lang.
  • Nhóm rau quả: cà-rốt, chuối, rau chân vịt, bí đỏ, củ cải, cà chua.
  • Nhóm chất đạm: Cá hoặc thịt (10-15 gram); đậu phụ (30-40 gram); lòng đỏ trứng (1/3 quả) khi đã quen có thể ăn cả lòng trắng; các chế phẩm từ sữa (50-70 gram).
GĐ 3: Từ 9 đến 11 tháng ( GĐ nhai tóp tép)

Mẹ có thể tăng dần độ cứng của thức ăn để bé có thể nhai bằng lợi. Bé có thể ăn cháo với tỷ lệ 1:5 (1 gạo và 5 nước). Cháo nấu chín kỹ xong cho bé ăn nguyên hạt. Sau đó, đến cuối giai đoạn này có thể tăng dần lên thành cháo sệt nguyên hạt, cháo đặc nguyên hạt.

  • Giai đoạn này mẹ có thể cho bé ăn ngày 3 bữa: sáng, trưa, chiều tối.
  • Giữ thói quen và nhịp ăn uống của bé, và cho bé thử cùng ăn với cả nhà.
  • Tăng dần độ cứng của thức ăn lên mức bé có thể nhai bằng nướu (ví dụ độ cứng tương đương chuối).
GĐ 4: Từ 12 đến 18 tháng ( Giai đoạn nhai thành thạo)

Giai đoạn này bé đã có nhiều răng hơn nên có thể nhai thức ăn. Thức ăn của bé nên được nấu mềm vừa phải.

-Giai đoạn này bé đã có thể ăn một ngày 3 bữa. Do vậy cần giữ nhịp ăn uống ngày 3 bữa và tạo thói quen sinh hoạt cho bé.

-Tăng dần độ cứng thức ăn lên mức tương tự thịt viên.

THỜI GIAN THEO DẠNG THỨC ĂN Ở MỖI GIAI ĐOẠN

Ăn dặm kiểu Nhật
Ăn dặm kiểu Nhật

Bước 1: 5-6 tháng tuổi, mỗi ngày 1 lần, 10h sáng, dạng sệt.

Bước 2: 7-8 tháng tuổi (bắt đầu sau 1 tháng ăn dặm) mỗi ngày 2 lần, 10h sáng, 6h chiều (sáng ăn thức ăn mới, chiều ăn thức ăn quen thuộc), dạng đậu phụ nghiền.

Bước 3: 9-11 tháng tuổi, mỗi ngày 3 lần, 10h sáng, 2h chiều, 6h tối, loại tương tự chuối.

Bước 4: Tuỳ thuộc tình hình.

Ngoài ra đồ dùng cho bé ăn cũng phải cố định, để bé hình thành phản xạ có điều kiện. Cần phải tách riêng biệt với bát đũa người lớn, nếu không cẩn thận tiếp xúc với vi khuẩn từ vòm họng của người lớn rất dễ gây sâu răng.

Hi vọng qua bài viết này, mẹ đã có thêm lựa chọn phương pháp ăn dặm cho bé yêu.

MonGruop đồng hành cùng mẹ trên hành trình chăm con khỏe mạnh.

Bạn có thắc mắc? MonMom luôn sẵn sàng trả lời bạn