Trẻ thường xuyên bị đầy bụng, đau bụng là điều mẹ không thể coi nhẹ. MonMom đưa ra cho mẹ một số cách giảm đau bụng cho trẻ nhỏ hiệu quả. Hy vọng qua bài viết, mẹ sẽ chọn được một cách để giúp con yêu nhé.

Cách giảm đau bụng cho trẻ nhỏ
Cách giảm đau bụng cho trẻ nhỏ

CÁC BỆNH LÝ ĐAU BỤNG, ĐẦY BỤNG THƯỜNG GẶP

Các bệnh lý liên quan đến đau bụng, đầy bụng ở trẻ có thể dẫn đến biến chứng, chính vì vậy mà ba mẹ không bao giờ được phép chủ quan mỗi khi trẻ bị đau bụng. Dưới đây là một số trường hợp thường gặp nhất khi trẻ bị chướng bụng, đau bụng.

– Cơn đau dữ dội, bé thậm chí quằn quại và khóc thét, mặt tái mét, vã mồ hôi.

– Bé có những biểu hiện như bụng cứng, bụng đau khi sờ đến hoặc lúc co cơ thành bụng.

– Bé bị đau bụng có kèm ói mửa, chất ói có màu xanh rêu hoặc nâu, đen.

– Sức khỏe toàn thân suy sụp nhanh chóng, bé có biểu hiện lừ đừ hoặc hốt hoảng, mất kiểm soát

Tham khảo thêm: Những món canh lợi sữa cho bà đẻ vừa nấu đơn giản vừa ngon miệng

CÁC NGUYÊN NHÂN ĐIỂN HÌNH

Cách giảm đau bụng cho trẻ nhỏ
Cách giảm đau bụng cho trẻ nhỏ
  • Rối loạn tiêu hóa: Chẳng hạn như ăn không tiêu, chướng bụng, đầy hơi. Bệnh cảnh này thường gây triệu chứng đau bụng âm ỉ.
  • Viêm loét dạ dày, tá tràng. Bệnh cảnh này gây nên triệu chứng đau rát bỏng, đôi khi đau quặn bụng.
  • Lồng ruột cấp tính.
  • Giun trong đường tiêu hóa gây nên triệu chứng đau bụng khi đói. Nếu giun chui ống mật sẽ gây nên những cơn đau quặn bụng dữ dội.
  • Viêm ruột thừa ở trẻ em. Đặc trưng bởi triệu chứng đau vùng hố chậu phải kèm theo sốt cao.
  • Sỏi đường tiết niệu (sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang). Bệnh cảnh này gây triệu chứng đau quặn bụng, đau lan ra sau lưng. 
  • Đau bụng do bệnh lỵ (như lỵ amip, lỵ trực trùng). Bệnh lỵ gây triệu chứng đau quặn bụng kèm theo tiêu phân máu, mót rặn, có thể có sốt.

CÁC NGUYÊN NHÂN ÍT GẶP

  • Áp xe gan, áp xe đường mật.
  • Sỏi mật.
  • Viêm tụy cấp.
  • Hẹp môn vị.
  • Thủng dạ dày.
  • Bệnh Crohn.
  • Viêm túi thừa Meckel.
  • Viêm loét đại tràng.
  • Tắc ruột do thức ăn.
  • Xoắn thừng tinh ở trẻ trai hoặc xoắn buồng trứng ở bé gái.
  • Viêm cầu thận, viêm đài bể thận,…

NHỮNG TRIỆU CHỨNG KÈM THEO 

Cách giảm đau bụng cho trẻ nhỏ
Cách giảm đau bụng cho trẻ nhỏ

Đau bụng ở trẻ em có thể kèm theo nhiều triệu chứng. Nếu chỉ đơn thuần là triệu chứng đau bụng thì sẽ gây khó khăn cho việc chẩn đoán. Chính vì vậy, nếu bố mẹ phát hiện những triệu chứng kèm theo ở trẻ có thể giúp các bác sĩ chẩn đoán chính xác hơn.

Một số triệu chứng kèm theo có thể là:

  • Sốt, có thể sốt cao kèm ớn lạnh, rét run.
  • Gan to, vàng da, vàng mắt.
  • Nước tiểu màu vàng sậm.
  • Nôn ói.
  • Hội chứng nhiễm trùng: Môi khô, lưỡi dơ, mặt hốc hác.
  • Dấu hiệu mất nước như da khô, khát nước, nếp véo da bụng mất chậm trên 2 giây, mắt trũng.
  • Bỏ bú, bú kém, chán ăn, lừ đừ.
  • Tiêu chảy hoặc có thể táo bón.
  • Khóc thét dữ dội.
  • Tiểu ra máu.
  • Tăng huyết áp,…

KHI NÀO CẦN ĐƯA TRẺ ĐẾN GẶP BÁC SĨ?

Do đặc điểm hệ tiêu hóa của trẻ chưa thật sự hoàn thiện nên không phải lúc nào trẻ bị đau bụng cũng cần thiết phải gặp bác sĩ. Tuy nhiên, có một số trường hợp, đau bụng ở trẻ em biểu hiện tình trạng khẩn cấp cần được điều trị kịp thời.

Một số tình huống cần phải đưa trẻ gặp bác sĩ hoặc đến bệnh viện như:

  • Đau bụng nhiều ngày, không giảm, đau ngày càng tăng.
  • Trẻ nôn ói nhiều, bú kém, bỏ bú.
  • Lừ đừ, mệt mỏi.
  • Sốt cao, rét run.
  • Quấy khóc dữ dội và liên tục.
  • Tiêu chảy phân có máu.
  • Đau ở những vị trí đặc biệt như: hố chậu phải, hạ sườn phải, đau lan ra sau lưng.
  • Đau bụng kèm theo đi tiểu ra máu, tăng huyết áp.
  • Bé than đau ở vùng cơ quan sinh dục.
  • Có triệu chứng co cứng thành bụng.
Giảm đau bụng cho trẻ nhỏ
Giảm đau bụng cho trẻ nhỏ

CÁCH XỬ LÝ KHI TRẺ BỊ ĐẦY BỤNG

Hỗ trợ giảm đầy hơi cho trẻ bằng củ hành, củ tỏi

Nướng một củ hành hoặc tỏi bỏ vào một miếng gạc rồi đặt lên rốn của trẻ bị chướng bụng  (không đặt trực tiếp hành, tỏi lên da bé vì có thể gây bỏng). Một lát bé sẽ xì hơi được và đỡ đầy bụng. Với bé lớn hơn, có thể phi thơm một lát tỏi và nêm vào cháo cho bé.

Massage bụng khi trẻ bị đầy hơi

Massage là cách  giảm các triệu chứng khi trẻ ăn khó tiêu và đầy hơi hiệu quả. Nhẹ nhàng dùng các ngón tay của mẹ xoay tròn theo chiều kim đồng hồ từ rốn ra ngoài bụng của trẻ. Có thể dùng dầu massage để tay mẹ không bị rít khi chạm vào da của con. Tuy nhiên, không nên massage ngay sau khi trẻ vừa ăn xong.

Chườm nóng hỗ trợ giảm đầy bụng ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị chướng bụng phải làm sao? Khi này, mẹ có thể dùng gói chườm nóng để chườm vùng bụng cho bé. Tận dụng được hơi nóng và sức nặng của gói chườm sẽ giảm được chứng đầy hơi  cho bé. Để làm việc này, lấy 2 chiếc khăn tay và làm ấm chúng, không nên quá nóng. Bạn có thể nhúng nước nóng và vắt khô. Kiểm tra độ nóng bằng cách chườm lên tay bạn.

Sau đó, gấp một chiếc khăn lại thành gói và đặt lên vùng bụng của bé. Lấy chiếc khăn thứ hai và quấn xung quanh bụng bé để cố định chiếc khăn thứ nhất. Cần cẩn thận quấn không quá chặt, không quá nóng.

HƯỚNG DẪN VUỐT LƯNG GIẢM ĐAU BỤNG CHO TRẺ NHỎ

Có 3 tư thế chính được sử dụng phổ biến nhất giúp bé ợ tiêu. Bạn hãy chọn ra một tư thế thích hợp nhất cho bé và cho cả mình nhé.

Tư thế 1: Bế bé ngồi thẳng dậy

Đặt bé ngồi thẳng trong lòng mẹ. Sau đó dần dần cho bé ngả người về phía trước. Đặt cả bàn tay ngang ngực bé đồng thời vỗ vỗ hoặc xoa xoa lưng bé.

Tư thế 2: Bế bé ngả vào vai mẹ

Bế bé ngả vào vai mẹ và duỗi hai tay xuống. Một tay vỗ hoặc xoa lưng bé. Một tay ôm mông bé.

Tư thế 3: Nằm úp trong lòng mẹ

Đặt bé nằm úp trong lòng mẹ, giữ bé thật chặt. Đồng thời, vỗ hoặc xoa lưng bé. Áp lực nhẹ nhàng của đùi mẹ tác động lên bụng bé sẽ giúp bé ợ tiêu. Bên cạnh đó, những động tác xoa, vỗ từ bên này sang bên khác sẽ giúp bé cảm thấy thoải mái hơn, giảm bớt sự khó chịu.

Hy vọng qua bài viết trên đây, các mẹ đã nắm được một số cách giảm đau bụng cho trẻ nhỏ để áp dụng khi cần thiết. 

Bạn có thắc mắc? MonMom luôn sẵn sàng trả lời bạn