Ngoài việc tìm hiểu khi nào bắt đầu cho trẻ ăn dặm, ăn như thế nào, một ngày mấy bữa, mẹ cần biết các loại thực phẩm không nấu chung trong quá trình ăn dặm để đảm bảo sức khỏe cho con, giúp con nạp thêm năng lượng dinh dưỡng phát triển khỏe mạnh, an toàn.
MonMom gợi ý cho mẹ các cặp thực phẩm không nên nấu chung trong quá trình ăn dặm để đảm bảo sức khỏe cho bé nhé !
THỰC PHẨM KHÔNG NẤU CHUNG TRONG QUÁ TRÌNH ĂN DẶM
Thịt và sữa đậu nành

Thịt và sữa đậu nành đều chứa hàm lượng đạm rất cao nên dễ gây thừa chất, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ.
Thịt lợn và thịt bò
Thịt lợn có tính hàn, thịt bò có tính ôn, hai loại thực phẩm này rất kỵ nhau. Nếu kết hợp sẽ làm mất chất dinh dưỡng của hai loại thịt. Đây là cặp thực phẩm không nấu chung trong quá trình ăn dặm.
Lươn và thịt bò
Hai loại thực phẩm này đều có hàm lượng đạm rất cao, nếu sử dụng chung sẽ làm vượt mức đạm cho phép, ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa của trẻ.
Xem thêm: Ăn dặm adkn là gì? Làm sao để nuôi con bằng phương pháp này?
Thịt bò và hải sản
Nếu kết hợp hai loại với nhau, nó sẽ làm giảm sự hấp thu canxi trong hải sản và phốt pho trong thịt bò.
Đậu phụ và hẹ
Khi kết hợp chúng lại sẽ tạo ra chất canxi oxalate, cản trở việc hấp thụ canxi
gây bệnh còi xương ở trẻ.
Khoai tây hoặc khoai lang kết hợp với cà chua
Gây ra tình trạng đầy bụng, khó tiêu ở trẻ.
Chuối và sữa
Chúng đều là những thực phẩm tốt nhưng khi kết hợp với nhau cũng làm bé bị đầy bụng, khó tiêu,
Óc heo – Lòng đỏ trứng gà
Sự kết hợp này làm tăng hàm lượng Cholesterol trong đồ ăn dặm. Khi hấp thu một lượng lớn cholesterol vào cơ thể như vậy, hệ tim mạch và sức khỏe của trẻ sẽ có những tác động xấu nhất định. Vì vậy, mặc dù những thực phẩm này khá bổ dưỡng mẹ cũng không nên kết hợp chúng với nhau.
Sữa – Chocolate
Sữa chứa nhiều Protein và canxi, Chocolate chứa Axit Oxalic khi kết hợp sẽ tạo ra Canxi Oxalte không tan trong nước làm ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ sơ sinh.
Mật ong và nước sôi
Mật ong không nên pha cùng nước sôi sẽ làm biến chất có lợi trong mật ong. Mẹ lưu ý chỉ nên pha cùng nước ấm để tăng sức đề kháng cho trẻ( không dùng cho bé dưới 1 tuổi)
Gan động vật – Cà rốt – Rau cần
Các ion kim loại trong gan làm cho vitamin C trong rau củ bị oxy hóa và mất hết dinh dưỡng
Dưa chuột – Cà chua
Dưa chuột chưa một loại men phân giải VitC, khi ăn dưa chuột với cà chua hoặc những thức ăn giàu VitC khác sẽ làm giảm khả năng hâp thụ VitC cho cơ thể bé.
Đậu nành – Trứng gà
Protein trong trứng gà sẽ bị kiềm chế bởi men protidaza gây cản trở tiêu hóa, khó tiêu, đầy bụng
Rau dền – Lê
Khi kết hợp cùng nhau hoặc ăn bột có rau dền rau đó tráng miệng lê sẽ dễ bị nôn, trớ.
Mẹ có thể tham khảo thêm thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi để không phải đau đầu nghĩ xem hôm nay cho bé ăn gì.
Dinh dưỡng rất quan trọng trong quá trình chăm sóc trẻ. Mẹ hãy chú trọng để tránh thực phẩm không nấu chung trong quá trình ăn dặm để bé luôn khỏe mạnh và mau lớn nhé!