Làm mẹ lần đầu và phải chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng các bé là điều không dễ. Càng giảm áp lực trong chăm sóc bé, bé càng khỏe mạnh và dinh dưỡng tốt, mẹ cũng vui vẻ hơn để tận hưởng cảm giác làm mẹ.
Không để bé ăn dặm quá sớm

Ăn sau bữa chính ít nhất 30 phút, không nên giới thiệu cùng bữa chính khi bé đã bị biếng ăn do đổi vị (vì lúc này bé chỉ ăn món đó, không ăn món khác) hoặc ăn cách bữa ăn chính 2-3 tiếng.
* Chọn trái cây có đường thấp để làm nước ép
* Nước ép < 70-80mL/ngày, tuần không quá 3 ngày.
Cần thay đổi cấu trúc thức ăn hợp với độ tuổi
Nhiều cha mẹ vẫn cho bé ăn cháo quá lâu làm bé sẽ bắt đầu biếng ăn. Đừng đợi đến khi bé bắt đầu đòi ăn cấu trúc (VD đòi ăn cơm) mới thay đổi cấu trúc cho bé vì lúc này bé đã bắt đầu rối loạn cấu trúc và dẫn đến biếng ăn.
* TỪ BẮT ĐẦU ĂN DẶM – HẾT 6 THÁNG TUỔI: Cấu trúc thức ăn dặm nên ở dạng mịn, rây nhuyễn, có độ loãng, nhiều nước.
* TỪ 7 THÁNG TUỔI – HẾT 9 THÁNG TUỔI: Cấu trúc thức ăn nên chuyển sang dạng cháo đặc hơn, ít loãng, có hình khối (không cần rây). Thịt cá rau củ xay nát (không cần rây).
* TỪ 10 THÁNG TUỔI – HẾT 12 THÁNG TUỔI: Cấu trúc thức ăn dặm nên là dạng cơm nát (cơm nấu dẻo (không quá sệt) cà nát bằng muỗng hoặc bằng tay). Thịt cá có thể cà nát bằng muỗng hoặc xé nát bằng tay. Rau củ thì cắt nhỏ, lát mỏng.
Hy vọng MonMom đã giúp mẹ hiểu hơn về “Làm mẹ không áp lực”. Nếu có thắc mắc hoặc cần tư vấn, hãy liên hệ ngay với chúng tôi ngay để được hỗ trợ nhé!
Thời gian tốt nhất là ít nhất sau 5.5 tháng hoặc 6 tháng, để giảm các triệu chứng tiêu hóa, biếng ăn sau đó.
Nhiều cha mẹ đã mắc 1 sai lầm là thường tập cho bé ăn dặm trước 5.5 tháng tuổi bằng ăn một hay vài muỗng rau củ quả xay hoặc là dùng bột ngọt ăn dặm (vì đa phần nghĩ tập bé ăn như vậy làm bé ăn tốt hơn khi chính thức ăn dặm lúc 5.5 tháng).Tất cả điều này là hoàn toàn không cần thiết và dễ làm bé biếng ăn sau đó. Trước 5.5 tháng tuổi, sữa mẹ hoặc sữa công thức là thức ăn duy nhất của bé, không cần tập, không cần thử bất kì món ăn dặm nào để bé quen.
Nên bắt đầu tập cho bé uống nước/nước ép trái cây bằng cốc hoặc ống hút, không cho uống những thức uống này bằng bình, sẽ làm bé biếng ăn và sâu răng.
Xem thêm: Những thực phẩm lợi sữa cho các bà mẹ mới sinh hiện nay
Hãy làm mẹ thông minh khi lựa chọn trái cây cho bé

Trái cây chứa đường fructose, đặc biệt các loại trái cây có vị ngọt cao, dễ sinh ra khí gây đầy hơi (hoặc các vấn đề tiêu hóa khác), nguy cơ sâu răng cao và rất dễ làm thay đổi vị giác của bé (nguyên nhân chính làm bé từ chối thức ăn khác, sữa).
Do đó chọn loại ít ngọt hoặc độ ngọt trung bình là tốt nhất: chuối, bơ. thăng long, dâu tây, xoài, cam…
Ăn sau bữa chính ít nhất 30 phút, không nên giới thiệu cùng bữa chính khi bé đã bị biếng ăn do đổi vị (vì lúc này bé chỉ ăn món đó, không ăn món khác) hoặc ăn cách bữa ăn chính 2-3 tiếng.
* Chọn trái cây có đường thấp để làm nước ép
* Nước ép < 70-80mL/ngày, tuần không quá 3 ngày.
Cần thay đổi cấu trúc thức ăn hợp với độ tuổi
Nhiều cha mẹ vẫn cho bé ăn cháo quá lâu làm bé sẽ bắt đầu biếng ăn. Đừng đợi đến khi bé bắt đầu đòi ăn cấu trúc (VD đòi ăn cơm) mới thay đổi cấu trúc cho bé vì lúc này bé đã bắt đầu rối loạn cấu trúc và dẫn đến biếng ăn.
* TỪ BẮT ĐẦU ĂN DẶM – HẾT 6 THÁNG TUỔI: Cấu trúc thức ăn dặm nên ở dạng mịn, rây nhuyễn, có độ loãng, nhiều nước.
* TỪ 7 THÁNG TUỔI – HẾT 9 THÁNG TUỔI: Cấu trúc thức ăn nên chuyển sang dạng cháo đặc hơn, ít loãng, có hình khối (không cần rây). Thịt cá rau củ xay nát (không cần rây).
* TỪ 10 THÁNG TUỔI – HẾT 12 THÁNG TUỔI: Cấu trúc thức ăn dặm nên là dạng cơm nát (cơm nấu dẻo (không quá sệt) cà nát bằng muỗng hoặc bằng tay). Thịt cá có thể cà nát bằng muỗng hoặc xé nát bằng tay. Rau củ thì cắt nhỏ, lát mỏng.
Hy vọng MonMom đã giúp mẹ hiểu hơn về “Làm mẹ không áp lực”. Nếu có thắc mắc hoặc cần tư vấn, hãy liên hệ ngay với chúng tôi ngay để được hỗ trợ nhé!