Táo bón của trẻ sơ sinh là tình trạng hay gặp do bộ máy tiêu hóa vẫn chưa hoàn thiện. Các mẹ thường cảm thấy căng thẳng, xót xa mỗi khi bé đi đại tiện mà không được. Hẳn các mẹ sẽ rất lưu ý đến nguyên nhân và biện pháp đẩy lùi táo bón.

DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TÁO BÓN CỦA TRẺ SƠ SINH

DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TÁO BÓN CỦA TRẺ SƠ SINH
DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TÁO BÓN CỦA TRẺ SƠ SINH

Táo bón của trẻ sơ sinh sẽ có số lần đi ngoài ít hơn thông thường. Nếu mẹ chú ý tới số lần đại tiện của trẻ thì sẽ dễ dàng phát hiện ngay tình trạng táo bón. Trẻ sơ sinh đại tiện dưới 2 lần/ngày; trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi đại tiện dưới 3 lần/tuần; trẻ từ 1 tuổi trở lên đại tiện dưới 2 lần/tuần. 

Khi đi đại tiện trẻ sẽ có các biểu hiện như khó rặn, mặt đỏ lên, vã mồ hôi, xì hơi có mùi khó ngửi. Trẻ đi ngoài phân rắn, có khi thành viên như phân dê; hoặc phân keo như đất sét, bết, dính. Có khi trẻ tự đại tiện được hoặc cha mẹ phải thụt thì mới đi được. Táo bón làm trẻ khó chịu, ậm ạch, bụng chướng, sờ thấy cứng.

Táo bón của trẻ sơ sinh nếu không được xử lý sẽ dẫn đến những hậu quả như trẻ biếng ăn, hấp thu chất dinh dưỡng kém, chậm lớn, còi cọc, suy dinh dưỡng.

Trẻ bị táo bón kéo dài khiến phân không được đào thải ra ngoài nên chất độc trong phân bị tích lại trong ruột, gây hại cho sức khỏe, thậm chí có thể gây ra các bệnh như phình đại tràng, xa trực tràng, bệnh trĩ. Vì vậy, cha mẹ cần tìm hiểu ngay nguyên nhân táo bón của trẻ sơ sinh và từ đó có cách chữa táo bón cho trẻ sơ sinh phù hợp, hiệu quả.

NGUYÊN NHÂN TÁO BÓN Ở TRẺ SƠ SINH:

NGUYÊN NHÂN TÁO BÓN Ở TRẺ SƠ SINH
NGUYÊN NHÂN TÁO BÓN Ở TRẺ SƠ SINH

Với trẻ bú mẹ hoàn toàn: Chế độ ăn của mẹ có nhiều đồ cay nóng như ớt, gừng, hạt tiêu hay mẹ bổ sung chế phẩm chứa sắt, canxi là những lý do khiến sữa mẹ bị nóng, trẻ bú sữa mẹ sẽ dễ bị táo bón.

Với trẻ dùng thêm sữa công thức: Trẻ uống sữa ngoài hay bị táo bón hơn trẻ bú sữa mẹ vì sữa ngoài khó tiêu và dễ gây nóng. Các yếu tố như sữa trẻ đang dùng không hợp với trẻ, mẹ pha sữa quá đặc hay quá loãng, hoặc sữa bột không có chất xơ Fructooligosaccharid (FOS) có thể gây táo bón ở trẻ.

Với trẻ ăn dặm: Lúc mới bắt đầu tập ăn dặm, trẻ chưa kịp làm quen với sự thay đổi thức ăn, đồ ăn quá đặc, cấu trúc thức ăn không phù hợp với độ tuổi của trẻ, làm dạ dày của bé khó tiêu hóa thức ăn và gây táo bón.Ngoài ra, chế độ ăn dặm của trẻ có nhiều chất đạm, tinh bột nhưng lại thiếu chất xơ, trẻ uống ít nước, bổ sung thêm canxi cũng là lý do có thể dẫn đến trẻ em bị táo bón.

Trẻ sử dụng thuốc kháng sinh: Khi trẻ bị ốm, ho và dùng thuốc kháng sinh cũng dễ dẫn đến chứng táo bón. Thuốc kháng sinh không chỉ tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh mà còn diệt luôn cả vi khuẩn có lợi trong đường ruột, gây ra tình trạng loạn khuẩn đường ruột, dẫn đến các biểu hiện của rối loạn tiêu hóa và hậu quả là trẻ sơ sinh táo bón.

Tìm hiểu thêm: Những điều cần biết khi dùng Oresol cho bé chữa tiêu chảy

CÁCH KHẮC PHỤC CHỨNG TÁO BÓN Ở TRẺ SƠ SINH

CÁCH KHẮC PHỤC CHỨNG TÁO BÓN Ở TRẺ SƠ SINH
CÁCH KHẮC PHỤC CHỨNG TÁO BÓN Ở TRẺ SƠ SINH
  • Thay đổi chế độ dinh dưỡng cho bé:

Với trẻ đang bú sữa mẹ thì nên cải thiện chế độ ăn uống của mẹ, bên cạnh đó cho bé ăn kết hợp các thực phẩm nhiều chất xơ để hỗ trợ cải thiện hệ tiêu hóa cho bé.

Với trẻ đang trong giai đoạn ăn dặm thì sẽ rất dễ để thay đổi chế độ dinh dưỡng cho bé. Hãy chủ động cho bé ăn những món ăn có nhiều chất xơ, giàu khoáng chất cùng việc kết hợp cho bé uống thật nhiều nước. Việc này khiến phân trong cơ thể bé mềm ra và sẽ dễ bị đào thải ra ngoài hơn.

Thay đổi chế độ dinh dưỡng cho bé cũng là biện pháp lâu dài và hiệu quả để phòng chống tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, lựa chọn bổ sung thực phẩm giàu chất xơ là việc cần nhưng chưa đủ đối với việc chữa bệnh táo bón ở trẻ sơ sinh. Bởi việc chế biến và cho trẻ ăn rau củ quả đúng cách mới cung cấp được đủ hàm lượng chất xơ cần thiết cho trẻ.

Ngoài nguyên tắc chung là không chế biến (nấu) rau củ quá kỹ  để tránh làm mất đi hàm lượng chất xơ và các loại vitamin có trong rau củ thì cần thiết phải cho trẻ ăn cả phần nước và cái của những thực phẩm này.

Thực phẩm tốt cho bé bị táo bón
Thực phẩm tốt cho bé bị táo bón

Ngoài ra, khi bị táo bón, trẻ thường có xu hướng chướng bụng, đầy hơi và biếng ăn. Nên việc mẹ ép ăn các loại rau củ quả để hàm lượng chất xơ đạt hiệu quả sẽ rất khó khăn. Vì vậy, ngoài việc bổ sung chất xơ từ dinh dưỡng, để việc phòng chống táo bón có hiệu quả, cha mẹ nên bổ sung cho con các chất xơ được chiết xuất từ tự nhiên như Synergy 1. 

  • Ngâm hậu môn bằng nước ấm: Đây được coi là biện pháp trị táo bón khá hiệu quả đặc biệt với những trẻ lười ăn và hay quấy khóc. Nước ấm có tác dụng kích thích cơ vòng hậu môn giúp bé sơ sinh dễ đi ngoài hơn. Thực hiện việc ngâm hậu môn vào nước ấm khoảng 1-2 lần/ngày, mỗi lần từ 5-10 phút.
  • Massage bụng cho bé: Mẹ chỉ cần dùng 3 ngón tay giữa chụm lại, đặt lên vùng bụng xung quanh rốn. Bạn xoa nhẹ với lực ấn vừa đủ để cảm thấy hơi cứng theo chuyển động tròn xung quanh rốn. Điều này khiến thức ăn khó tiêu còn trong bụng sẽ mềm ra và chuyển động xuống hậu môn. Thực hiện mỗi lần 3 phút để kích thích trẻ đi ngoài.
  • Dùng nước ép hoa quả: Nước ép hoa quả sẽ cải thiện hệ tiêu hóa giúp bé tiêu hóa tốt hơn. Nhờ những dưỡng chất bổ ích có trong hoa quả tươi nên các mẹ sẽ cực kì yên tâm khi áp dụng phương pháp này.

Nếu áp dụng nhiều biện pháp khác nhau mà tình trạng táo bón của trẻ sơ sinh vẫn không cải thiện thì cha mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế để khám sớm, tránh để tình trạng này kéo dài, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé.

Bạn có thắc mắc? MonMom luôn sẵn sàng trả lời bạn