Chắc hẳn mọi bà mẹ đều cảm thấy rất hạnh phúc khi cho con bú. Thế nhưng với những người lần đầu làm mẹ còn bỡ ngỡ hoặc có vấn đề đau núm vú thì đây thật sự là một thử thách. MonMom gợi ý cho mẹ 8 cách để giải quyết vấn đề này nhé!!!

Đau núm vú khi cho ti
Đau núm vú khi cho ti

NGUYÊN NHÂN MẸ ĐAU NÚM VÚ KHI CHO CON TI

Đa số những trường hợp đau núm vú khi cho bé bú đều bắt nguồn từ sai sót trong tư thế và kỹ thuật ngậm bắt, dẫn đến núm vú bị tổn thương, nặng hơn là khiến núm vú bị cương, tắc ống dẫn sữa và có dấu hiệu bị viêm nhiễm. Có 2 nhóm nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. 

Do mẹ: 

  • Vì gặp trục trặc khi sử dụng máy hút sữa
  • Do cương sữa khi trẻ sơ sinh không thể bú cạn bình sữa quá đầy
  • Mẹ bị tắc ống dẫn sữa, tia sữa hay tuyến sữa( đau nhói cục cứng khi cho con bú là dấu hiệu của viêm tắc tuyến sữa)
  • Quá lợi sữa, sữa nhiều gây căng tức
  • Nhiễm trùng vú và núm vú
  • Bị viêm da hoặc vảy nến
  • Co thắt mạch máu khiến lượng máu đổ về núm vú giảm

Do bé sơ sinh:

  • Dị tật bẩm sinh ở lưỡi hoặc miệng làm cho bé khó ngậm bắt núm vú linh hoạt, nhịp nhàng, từ đó trẻ không thể bú cạn bầu sữa.
  • Bé ngậm, bắt vú không đúng gây đau núm vú của mẹ.
  • Chứng vẹo cổ khiến bé bú không thoải mái ở cả hai bầu vú.

Tham khảo: Dấu hiệu và 6 biến chứng tiền sản giật thai kỳ mẹ cần biết

CÁCH GIẢM ĐAU NÚM VÚ KHI KHI CHO CON TI MẸ CẦN BIẾT:

Đau đầu ti khi cho con bú có thể dẫn đến tình trạng khó thở, tiết ít sữa hơn hoặc phải cai sữa sớm. Vì vậy, mẹ cần tìm hiểu cách giảm đau núm vú khi cho con bú ngay từ sớm.

  1. Hãy chắc rằng bé cắn đúng khớp 

Ngậm đúng khớp là một trong những chìa khóa giúp nuôi con bằng sữa mẹ thành công, và nó cũng là cách giảm đau núm vú khi cho con bú. Khi bé ngậm núm vú mẹ chính xác, cả núm vú và quầng vú đều sẽ nằm gọn trong miệng bé. Tuy nhiên, một số mẹ có quầng vú khá to nên sẽ ngoại lệ. 

Nếu chỉ ngậm phần đầu ti, nướu của bé sẽ siết chặt nó khi mút sữa mẹ. Hành động này sẽ khiến mẹ bị đau núm vú, tệ hơn bé sẽ quấy khóc vì đói sữa do ngậm núm vú sai cách, không bóp ống dẫn sữa dưới quầng vú của mẹ. 

Mẹ có thể tránh chuyện này bằng cách học thao tác cho bé bú đúng chuẩn ngay từ lần đầu tiên.

Nếu mẹ không chắc chắn rằng mình có thực hiện đúng cách hay không, hãy hỏi bác sĩ sản khoa, nhi khoa để được hướng dẫn càng sớm càng tốt.

  1. Cho con bú trong tư thế thoải mái sẽ giúp giảm đau núm vú

Một tư thế bú đúng sẽ giúp mẹ và bé đều thoải mái. Tư thế ôm ru ngang và ôm bóng là cách tốt nhất, nó giúp mẹ nhìn bé có ngậm đúng khớp hay không. 

Ngoài ra, mẹ có thể sử dụng gối kê hoặc ghế ngồi cho con bú. Những vật này giúp mẹ nâng bé lên ngang tầm ngực mà không bị mỏi. 

Bên cạnh đó, các tư thế cho con bú cũng nên linh hoạt trong mỗi lần ăn. Khi mẹ cho con bú liên tục ở trong cùng một tư thế, miệng bé sẽ gây áp lực lên cùng một vị trí trên núm vú của mẹ.

  1. Làm mềm núm vú của mẹ để em bé có thể ngậm

Căng sữa là tình trạng phổ biến thường xuyên xảy ra trong vài tuần đầu cho con bú. Tuy nhiên, ngực của mẹ cũng có thể bị căng tức khi mẹ không cho bé bú hoặc sữa mẹ về quá nhiều. Khi ngực của mẹ trở nên căng cứng, trẻ sơ sinh sẽ khó ngậm đúng khớp. Để giúp con, mẹ có thể vắt một ít sữa mẹ trước mỗi lần ti để giảm bớt sự căng cứng và làm mềm mô vú của mẹ 

  1. Cho con bú sữa mẹ ít nhất 2- 3 giờ 1 lần

Em bé mới sinh có dạ dày nhỏ nên bé sẽ mau đói. Nếu để bé quá đói mới cho bú, bé sẽ bú mạnh hơn. Bên cạnh đó, nếu mẹ để thời gian quá lâu giữa các bữa ăn, ngực của mẹ có thể bị căng cứng khiến bé khó bú hơn. 

  1. Giảm đau núm vú nếu chăm sóc vùng ngực cẩn thận 

Nếu để ý, mẹ sẽ thấy trên quầng vú có những đốm li ti. Đó là các tuyến Montgomery, có tác dụng giữ ấm cho ngực, đặc biệt là núm vú. Thế nhưng mẹ vẫn có thể bảo vệ các vùng nhạy cảm này bằng cách sau:

  • Khi vệ sinh ngực, mẹ rửa bằng nước ấm.
  • Không sử dụng các loại xà phòng chứa nhiều sulphate hay chất tạo bọt vì có thể khiến da khô, kích ứng và nứt nẻ. 
  • Không cần thiết phải sử dụng thuốc mỡ hoặc kem dưỡng ẩm. Vì nhiều loại có thể làm cho núm vú đau, nặng thêm.
  • Tuy nhiên với thời tiết hanh khô hoặc nơi mẹ sống khí hậu khô, mẹ có thể sử dụng thêm kem dưỡng ẩm cho núm vú nhưng phải có sự cho phép của bác sĩ.
  1. Thay miếng lót thấm sữa thường xuyên

Các mẹ nhiều sữa, hay bị chảy sữa đặc biệt phải lưu ý điểm này. Luôn giữ cho vùng ngực khô ráo nhất có thể bằng miếng lót thấm sữa. Tuy nhiên, mẹ vẫn nên thay thường xuyên vì môi trường sữa thu hút rất nhiều vi khuẩn phát triển.

Tình trạng hầm bí lâu ngày do đọng sữa, mẹ có thể làm núm vú bị nấm dẫn đến đau, thậm chí nhiễm trùng. 

  1. Cẩn thận khi ngừng cho bé bú

Khi kết thúc bữa ăn, bé sẽ tự nhả núm vú ra hoặc tiếp tục ngậm và lim dim ngủ. Nếu bé không chịu buông mẹ ra dù đã no, đừng cố gắng kéo bé ra để tránh tổn thương núm vú mẹ.

Thay vào đó, hãy dành thời gian để tìm hiểu kỹ thuật thích hợp giúp bé nhả vú mẹ từ từ. Mẹ nhẹ nhàng đặt ngón tay cạnh miệng của bé, mẹ có thể nới lỏng miệng bé. Sau đó, mẹ từ từ móc ngón tay quanh núm vú của mẹ để phòng tránh bé ngậm mạnh khi nhận thấy mẹ đang cố gắng đưa bầu sữa ra xa.

  1. Dùng máy hút sữa đúng cách

Tấm chắn vú có sẵn ở các kích thước khác nhau, mẹ nên chọn cái vừa với bầu ngực của mình. Một vấn đề khác là máy hút sữa dùng lực quá mạnh. Nhiều mẹ nghĩ rằng sử dụng với tốc độ nhanh và công suất cao sẽ giúp mẹ nhanh tiết sữa. Trái lại, nó sẽ chỉ làm cho mẹ đau núm vú và tăng nguy cơ mất sữa. Do đó hãy sử dụng với tốc độ chậm, kiên nhẫn chờ sữa về mẹ nhé. 

Nhìn chung thì mẹ đang cho con bú có thể hoàn toàn tránh được cảm giác đau núm vú khi đảm bảo cho bé ngậm đúng khớp, dùng máy hút sữa sạch sẽ và chăm sóc bầu sữa cẩn thận. Nếu mẹ thực hiện đúng những cách trên, mẹ và bé đều khỏe mạnh!!!

Bạn có thắc mắc? MonMom luôn sẵn sàng trả lời bạn