Nước bọt tiết ra rất có lợi cho quá trình tiêu hóa thức ăn và làm sạch vùng miệng. Tăng tiết nước bọt ở trẻ em không được kiểm soát khiến cảm giác như miệng toàn nước bọt, đó rất có thể là dấu hiệu cảnh báo trẻ đang mắc phải bệnh lý nào đó.

Tăng tiết nước bọt ở trẻ em
Tăng tiết nước bọt ở trẻ em

HIỆN TƯỢNG TĂNG TIẾT NƯỚC BỌT Ở TRẺ EM

Nước bọt là chất tiết có dạng nhờn, trong, hay có bọt, được tiết ra từ các tuyến nước bọt vào khoang miệng với nhiều công dụng khác nhau, quan trọng nhất chính là giúp việc làm nhuyễn và tiêu hoá một phần thức ăn trước khi chúng được tống xuống dạ dày, đồng thời điều hòa độ axit trong miệng giữ cho răng bớt bị sâu mòn.

Trong nước bọt có chất nhầy, có tác dụng bảo vệ niêm mạc miệng, làm trơn thức ăn, dễ nuốt. Nước bọt còn có những chất bài tiết theo nước bọt như ngưng kết nguyên của hồng cầu, nhờ đó có thể xác định nhóm hồng cầu bằng nước bọt, trong đó có canxi, có thể bị kết tủa thành sỏi ống nước bọt.

Nước bọt được tự động bài tiết mỗi khi niêm mạc miệng bị kích thích nhờ phản xạ không điều kiện, nhờ đó khi nhai thức ăn, nước bọt được tự động bài tiết. Nước bọt cũng còn bài tiết nhờ các phản xạ có điều kiện do các kích thích thường xuất hiện trong bữa ăn gây ra và là nguyên nhân khiến bài tiết mỗi khi nhìn thấy thức ăn ưa thích.

Việc tăng tiết nước bọt ở trẻ em có lẽ là do sự chuyển động của lưỡi và hàm đã kích thích tuyến nước bọt dưới lưỡi, dưới hàm…và gây tăng tiết nước bọt. Hoặc việc tăng tiết nước bọt này là do những rối loạn thần kinh thực vật hoặc cũng có thể có những tổn thương thực thể trong miệng cũng như ống tiêu hoá gây ra.

Xem thêm: Canh lợi sữa cho mẹ sau sinh và cách làm chi tiết

NGUYÊN NHÂN GÂY TĂNG TIẾT NƯỚC BỌT Ở TRẺ EM

Tăng tiết nước bọt ở trẻ em
Tăng tiết nước bọt ở trẻ em

Thực phẩm ngọt, cay nóng

Ăn thực phẩm ngọt hoặc cay nóng có thể kích thích miệng tiết nhiều nước bọt hơn để trung hòa lượng đường và giảm vị cay nóng.

Tắc ống dẫn tuyến nước bọt mang tai

Ống dẫn tuyến nước bọt mang tai giúp đưa nước bọt từ tuyến mang tai tới miệng. Vì lý do nào đó, sỏi có thể hình thành trong ống dẫn gây tắc nghẽn khiến cho nước bọt không thể lưu thông gây tăng tiết nước bọt.

Viêm tuyến nước bọt

Con người có ba tuyến nước bọt chính là tuyến mang tai, tuyến dưới hàm và tuyến dưới lưỡi. Tình trạng viêm ở một trong 3 tuyến này đều có thể dẫn tới tình trạng tiết nhiều nước bọt.

Mọc răng

Tiết nhiều nước dãi có thể là “tín hiệu” của việc mọc răng. Từ 6 – 8 tháng tuổi, trẻ bắt đầu mọc răng sữa và tăng tiết nước bọt ở trẻ em xảy ra nhiều hơn. Thay vì lo lắng, cha mẹ nên vui mừng khi sắp được nhìn thấy những chiếc răng nhỏ xinh của con nhú lên.

Và cũng trong giai đoạn mọc răng này của trẻ, cha mẹ cần theo dõi con nhiều hơn, vì ngoài việc chảy nước miếng nhiều, trẻ sẽ hay cắn, gặm nhấm bất cứ thứ gì trong tay, có thể khiến trẻ sốt, nên mẹ cần biết cách chăm sóc trẻ phù hợp.

Vệ sinh răng miệng kém

Phản xạ tự nhiên của cơ thể đó là tiết nước bọt để rửa trôi các chất bẩn, thức ăn hay vi khuẩn ở vùng miệng. Nếu vệ sinh răng miệng kém thì cơ thể sẽ tự tiết ra nhiều nước bọt hơn để làm sạch vùng miệng.

Bệnh dại

Bệnh dại có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến chảy dãi nhiều. Các cơn co thắt quanh các cơ của họng và thanh quản khiến cho trẻ tiết nhiều nước bọt. Thật may căn bệnh này hiện nay ít gặp hơn nhiều so với trước đây.

Rối loạn tiết nước bọt thể tăng tiết

Khi dây thần kinh điều khiển tuyến nước bọt bị tổn thương sẽ dẫn đến rối loạn tiết nước bọt, đây có thể là nguyên nhân làm tăng tiết nước bọt.

Viêm dạ dày và trào ngược dạ dày

Van thực quản ở trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện, có thể đóng mở bất cứ lúc nào, chính điều này khiến trẻ hay bị nôn trớ.

Tăng tiết nước bọt là một trong các triệu chứng cơ bản của bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản và viêm dạ dày. Hiện tượng đó xảy ra nhằm trung hòa lượng axit dư thừa trong dạ dày trào ngược lên thực quản. Đồng thời axit dư thừa càng nhiều thì miệng sẽ càng tiết nhiều nước bọt.

Đặc điểm của giai đoạn phát triển

Giai đoạn từ 2- 4 tháng tuổi, miệng trẻ sẽ tiết nhiều nước miếng, nước bọt hơn báo hiệu mốc phát triển mới của trẻ. Nhưng vì trẻ chưa thể kiểm soát dòng chảy nước miếng này, nên sẽ chảy dãi ra nhiều hơn so với những tháng trước đó.

Nhiễm trùng miệng

Tuyến nước bọt của trẻ sẽ hoạt động nhiều hơn khi trẻ bị nhiễm trùng trong khoang miệng, do mẹ không vệ sinh khoang miệng đúng cách cho trẻ, vi khuẩn bên ngoài có thể xâm nhập và tấn công, gây nhiều vấn đề cho nướu, khoang miệng.

Đường tiêu hóa của trẻ không tốt

Khi trẻ gặp những vấn đề bất thường về hệ tiêu hóa như: viêm ruột, viêm đau dạ dày, đau bụng tiêu chảy, ăn uống khó tiêu,…thì nước bọt cũng tiết ra nhiều hơn bình thường.

Bởi nước miếng, nước dãi có vai trò dung hòa môi trường axit trong dạ dày, giúp trẻ phần nào giảm chứng đau bụng, ổn định hoạt động hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ.

Trẻ mắc các bệnh về hô hấp

Các bệnh về hô hấp như: viêm họng, viêm xoang mũi,…đều có triệu chứng nghẹt mũi, khó thở, khiến trẻ phải dùng miệng để thở. Khi ngủ thì dùng miệng thở sẽ khiến dòng chảy nước miếng dễ trào ra ngoài hơn.

Trẻ mắc các bệnh về thần kinh

Bại não, dị tật bẩm sinh, chấn thương vùng đầu,… cũng khiến tăng tiết nước bọt ở trẻ em nhiều hơn so với bình thường.

Tuy nhiên, khi phát hiện trẻ có dấu hiệu chảy nhiều nước miếng, nước dãi, cha mẹ cũng không nên quá lo lắng. Tốt nhất, cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa để biết cụ thể rõ hơn vì sao con gặp tình trạng này, nếu phát hiện ra bệnh lý cũng sẽ được điều trị sớm hơn.

Bạn có thắc mắc? MonMom luôn sẵn sàng trả lời bạn