Được chăm sóc con cái là niềm hạnh phúc của cha mẹ. Đặc biệt là khi mẹ cho bé bú, niềm vui ấy càng nhân lên gấp bội. Sữa mẹ đã được minh chứng là giảm khả năng mắc các bệnh viêm nhiễm của trẻ. Thế nhưng trong quá trình mẹ cho bé bú, mẹ sẽ gặp một số tình trạng gây khó chịu làm giảm đi niềm vui ấy. Cùng xem đó là những vấn đề gì nhé.

Mẹ cho con bú
Mẹ cho con bú

ĐAU NÚM VÚ

Đau núm vú không phải là hiện tượng bất thường khi mẹ cho bé bú hoặc với những người làm mẹ lần đầu. Nếu như khi bé không ti nữa mà mẹ vẫn thấy đau kéo dài quá 1 phút thì mẹ nên kiểm tra lại vị trí chỗ đau.

Giải pháp cho tình trạng này là mẹ thử tìm vị trí cho bé bú phù hợp sao cho miệng bé có thể ngậm được hết cả phần núm vú phía dưới chứ không phải chỉ phần đầu núm vú. Để thay đổi vị trí cho bé bú phù hợp mẹ chỉ cần đặt ngón tay cái vào miệng con để bé nhả ngực ra hoặc mẹ có thể giữ cằm bé và đợi đến khi miệng con mở ra thì đặt vào vị trí khác sao cho miệng và cằm của bé chạm ngực mẹ và môi mở ra mẹ sẽ không nhìn thấy phần nào của núm vú.

Còn nếu đặt đúng vị trí mà mẹ vẫn thấy đau thì có thể do núm vú bị khô. Mẹ nên mặc áo rộng rãi thoáng mát hơn và vệ sinh núm vú thường xuyên, sạch sẽ.

Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân gây tăng tiết nước bọt ở trẻ em mẹ nên nắm rõ

NÚM VÚ BỊ NỨT

Có nhiều nguyên nhân khiến núm vú bị nứt như: nấm, khô da, hút sữa không đúng cách… nhưng nguyên nhân chủ yếu là do bé bú chưa đúng vị trí. Khi bé mới bắt đầu học cách bú sữa và cơ thể mẹ bắt đầu tiết sữa nên có thể núm vú sẽ bị chảy máu. Chút máu lẫn vào sữa như vậy sẽ không gây hại gì cho bé.

Giải pháp: Kiểm tra tư thế bú của con, phần dưới cùng của quầng vú bên dưới núm vú phải nằm hoàn toàn trong miệng bé. Ngoài ra, cố gắng cho con bú thường xuyên và trong khoảng thời gian ngắn. Nếu bé không bị đói thì lực hút sẽ nhẹ hơn.

Núm vú phẳng hoặc lõm gây khó khăn khi mẹ cho bé bú, nhưng mẹ có thể khắc phục được bằng việc dùng dụng cụ hút để sữa chảy ra trước khi đặt vào miệng bé và mẹ cũng có thể sử dụng núm vú hỗ trợ cho con bú nếu bé khó khăn khi đặt miệng vào đầu vú mẹ.

ĐAU NGỰC

Ngực của bạn hoạt động giống như một cái máy – khi cho con bú, các bộ phận còn lại sẽ được kích thích để tiếp tục tiết sữa. Đôi lúc điều đó sẽ khiến mẹ cảm thấy đau đớn, khó chịu đặc biệt là với các mẹ nhiều sữa, một số mẹ còn có cảm giác như bị kim châm, cảm thấy đau nhức.

Giải pháp: Nếu mẹ có cảm giác như bị kim châm chuyển thành ngứa ran như bị vật gì đâm vào ngực thì mẹ cần phải kiểm tra xem có bị nhiễm trùng nấm hoặc vi khuẩn không? Thông thường đây là hiện tượng khi cơ thể mẹ đang tiết ra quá nhiều sữa, mẹ hãy thử cho con bú lâu hơn ở một bên ngực và chuyển bên khi thấy cần thiết.

Hy vọng bài viết của MonMom về: “ những vấn đề thường gặp ở mẹ cho con bú” sẽ giúp phần nào các mẹ, để quá trình cho con bú thật sự là thời gian hưởng thụ hạnh phúc làm mẹ.

Ngoài ra, lúc cho con bú xong mẹ hãy để lại một chút sữa trên núm vú cho đến khi khô để làm lành vết thương. Còn nếu tất cả những giải pháp trên không đem lại hiệu quả mẹ có thể dùng một ít kem dưỡng ẩm và dùng bọc núm vú khi mặc áo ngực.

TẮC SỮA 

Mẹ cho bé bú
Mẹ cho bé bú
 

Tắc sữa là tình trạng sữa không thoát ra ngoài được. Mẹ sẽ cảm thấy có một cục cứng ở trên ngực và xuất hiện một vài nốt đỏ và cảm giác đau ngực. Nếu mẹ bị sốt hoặc bị đau nhiều mẹ nên đi gặp bác sĩ để được tư vấn thêm.

Giải pháp tốt nhất cho tình trạng tắc tia sữa là mẹ nên có chế độ nghỉ ngơi đầy đủ và nhờ thêm sự giúp đỡ của người nhà để chăm con. Mẹ cũng có thể dùng khăn ấm để xoa bóp nhẹ nhàng quanh ngực để kích thích sữa chảy ra ngoài. Tắc sữa khiến mẹ khó chịu nhưng sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe của con bởi sữa mẹ có chứa kháng sinh tự nhiên.

NGỰC BỊ CĂNG SỮA

Với những mẹ bị căng sữa, tức sữa, quá nhiều sữa sẽ khiến bé gặp phải khó khăn khi bú mẹ bởi khi ngực mẹ căng sẽ cứng và phồng lên không phù hợp với kích thước miệng trẻ.

Giải pháp: Dùng tay xoa bóp đều ngực để sữa chảy ra làm mềm dần vùng ngực trước khi cho con bú. Ngoài ra, mẹ cho bé bú càng nhiều thì sẽ càng đỡ bị tức sữa.

VIÊM VÚ

Mẹ cho bé bú
Mẹ cho bé bú

Viêm vú là một bệnh gây ra bởi vị khuẩn ở ngực với các triệu chứng giống cảm cúm như sốt, đau ngực. Hiện tượng này khá phổ biến trong vài tuần sau sinh (và khi cai sữa) do da bị rạn, tắc sữa hoặc tức sữa.

Giải pháp: viêm vú cần điều trị ngay vì có thể thành áp-xe trong vòng 48 – 72 giờ nếu không chữa kịp. Kháng sinh cephalexin 0,5g 1 viên x 3 lần uống/ngày, dùng liên tục trong 7 ngày hoặc cefixim 200mg 1 viên x 2 lần/ngày dùng liên tục trong 7 ngày.

Cả hai loại kháng sinh trên qua sữa rất ít nên bà mẹ cho bé bú ở bên lành được, trong thời gian trên, bên vú viêm phải dùng ống hút sữa hút bỏ đi.

Kết hợp paracetamol 0,5g 1 viên x 3 lần/ngày, đắp mát trên vùng vú viêm. Điều quan trọng nhất trong điều trị viêm vú là phải cải thiện sự lưu thông sữa ở phần vú ảnh hưởng.

Nếu viêm vú tiến triển thành áp-xe thì phải rạch thoát dẫn lưu mủ và dùng kháng sinh liều cao.

CHỨNG NẤM MIỆNG Ở TRẺ

Nhiễm trùng nấm men trong miệng bé có thể lay sang ngực mẹ, nó gây ra hiện tượng ngứa liên miên, đau nhức và có thể dẫn đến phát ban. Vì vậy, mẹ nên gặp bác sĩ chuyên khoa để được kê đơn thuốc và giải pháp hữu hiệu nhất. Nếu như hai mẹ con không điều trị kịp thời bệnh sẽ lây nhiễm chồng chéo và khó khăn hơn trong việc chữa trị.

ÍT SỮA

Nếu bị ít sữa, mẹ cho bé bú thường xuyên hơn và dùng tay xoa bóp ngực để tăng thêm lượng sữa mẹ bởi con bú sữa mẹ là một quá trình giống như cung – cầu, bé càng bú nhiều thì cơ thể mẹ sẽ tự động tiết ra thêm sữa. Mẹ nên uống nhiều nước và ăn uống lành mạnh, bổ sung chất dinh dưỡng và các thực phẩm lợi sữa để giúp mẹ có thể tăng nguồn sữa cung cấp cho con hơn.

Ít sữa cho bé bú
Ít sữa cho bé bú

BÉ NGỦ KHI BÚ SỮA

Trong vài tháng đầu bé ngủ nhiều là điều hết sức bình thường, không chỉ vậy mà bé còn ngủ ngay trong khi bú mẹ. Vì vậy, khi mẹ thấy con bắt đầu mút nhẹ hoặc mắt lim dim nhắm lại thì hãy từ từ đưa miệng con ra khỏi đầu núm vú và mẹ có thể thử kích thích bé bằng cách cù chân, nói chuyện nhẹ nhàng, xoa lưng cho con sau đó chuyển sang bên ngực còn lại. Thời gian sau bé sẽ thức lâu hơn nên mẹ không cần phải lo lắng nhiều về vấn đề này.

NÚM VÚ PHẲNG HOẶC LÕM

Núm vú phẳng hoặc lõm gây khó khăn khi mẹ cho bé bú, nhưng mẹ có thể khắc phục được bằng việc dùng dụng cụ hút để sữa chảy ra trước khi đặt vào miệng bé và mẹ cũng có thể sử dụng núm vú hỗ trợ cho con bú nếu bé khó khăn khi đặt miệng vào đầu vú mẹ.

ĐAU NGỰC

Ngực của bạn hoạt động giống như một cái máy – khi cho con bú, các bộ phận còn lại sẽ được kích thích để tiếp tục tiết sữa. Đôi lúc điều đó sẽ khiến mẹ cảm thấy đau đớn, khó chịu đặc biệt là với các mẹ nhiều sữa, một số mẹ còn có cảm giác như bị kim châm, cảm thấy đau nhức.

Giải pháp: Nếu mẹ có cảm giác như bị kim châm chuyển thành ngứa ran như bị vật gì đâm vào ngực thì mẹ cần phải kiểm tra xem có bị nhiễm trùng nấm hoặc vi khuẩn không? Thông thường đây là hiện tượng khi cơ thể mẹ đang tiết ra quá nhiều sữa, mẹ hãy thử cho con bú lâu hơn ở một bên ngực và chuyển bên khi thấy cần thiết.

Hy vọng bài viết của MonMom về: “ những vấn đề thường gặp ở mẹ cho con bú” sẽ giúp phần nào các mẹ, để quá trình cho con bú thật sự là thời gian hưởng thụ hạnh phúc làm mẹ.

Bạn có thắc mắc? MonMom luôn sẵn sàng trả lời bạn