Nhiều mẹ cho con ngậm ti giả vì muốn con nhanh nín khóc khi chờ sữa, cho con chơi một mình đê mẹ làm việc,… Thế nhưng song song với đó là những tác hại không ngờ của việc ngậm ti giả.

TÁC HẠI KHI CHO TRẺ NGẬM TI GIẢ
- Khiến bú lười bú ti mẹ:
Ngậm ti giả sớm sẽ hình thành thói quen cho trẻ, làm giảm hứng thú với sữa mẹ. Những trẻ không bú mẹ nhiều ẽ buộc phải ăn dặm sớm. Thế nhưng hệ tiêu hóa vẫn còn yếu dễ khiến trẻ mắc các bệnh về đường tiêu hóa, bé chậm lớn, thiếu những dưỡng chất cần thiết.
Chỉ nên cho bé ngậm núm vú giả khi trẻ được 1 tháng tuổi trở lên để khi hai mẹ con đã có lịch trình “ti sữa” đều đặn mới cho bé dùng núm vú giả.
- Ảnh hưởng đến sự phát triển của răng và hàm:
Đối với những bé dưới 1 tuổi việc ngậm ti sẽ không có quá nhiều ảnh hưởng đối với cấu trúc hàm. Tuy nhiên, đối với những trẻ trên 1 tuổi khi răng bắt đầu mọc nhiều thì việc ngậm ti thường xuyên có thể là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng răng mọc lệch, lệch hàm, trề môi gây mất thẩm mỹ.
Tìm hiểu thêm: Triệu chứng trẻ bị tứ chứng Fallot là gì? Chữa trị thế nào?
- Dễ nhiễm khuẩn:
Trong một nghiên cứu 5 năm trên khoảng 500 trẻ dưới 4 tuổi tại Hà Lan, các nhà nghiên cứu tìm thấy nguy cơ bị viêm tai giữa tăng gấp đôi ở nhóm trẻ ngậm núm vú giả.
Viêm tai giữa cấp tính là bệnh rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Khi trẻ mắc bệnh này, thuốc kháng sinh thường không có tác dụng, và nhiễm trùng có xu hướng tự khỏi sau vài ngày, nhưng một số trẻ sẽ bị tái đi tái lại.
Những chiếc ti nhựa nếu như được làm từ những chất liệu không đảm bảo vệ sinh hoặc vô tình bị rơi ra khỏi miệng mà không được làm sạch sẽ là con đường ngắn nhất để các loại vi khuẩn tấn công vào cơ thể gây ra các bệnh lý nguy hiểm.
Và việc sử dụng núm vú giả có thể cho phép vi khuẩn dễ dàng xâm nhập từ dịch tiết trong mũi vào tai giữa.
- Bé bị phụ thuộc:
Do ngậm ti đã trở thành một thói quen nên khi không có ti giả bé sẽ trở nên cáu gắt, quấy khóc, bực bội, không chịu chơi, không chịu ngủ, bỏ bữa…
Trong trường hợp không có núm vú giả, bé sẽ quấy khóc không chịu đi ngủ. Có bé còn mút tay hoặc đưa các dị vật khác vào việc.
- Khiến bé chậm nói
Việc ngậm ti giả hàng giờ cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho việc tập nói của bé bị chậm lại, những cảm xúc như vui, buồn cũng bị kiềm chế.

MỘT SỐ TIPS CHO MẸ:
Mặc dù có rất nhiều tác hại song các mẹ cũng không nên quá lo lắng bởi nếu thực hiện tốt những chỉ dẫn dưới đây thì việc ngậm ti cũng không quá nguy hiểm.
– Không nên cho bé ngậm ti giả quá lâu. Thay vì cho bé ngậm cả ngày các mẹ có thể chỉ cho bé ngậm tại một số thời điểm như trước khi đi ngủ, trong khi chờ đợi mẹ pha sữa…
– Lựa chọn loại ti chất lượng tốt. Thay vì lựa chọn những loại ti được bán tràn lan trên thi trường các mẹ nên tìm đến những cửa hàng lớn để mua các loại ti đảm bảo chất lượng và an toàn.
– Vệ sinh sạch sẽ. Sau khi mua về các mẹ nên chú ý phải luộc trong nước sôi để tiệt trùng. Ngoài ra, trong quá trình sử dụng các mẹ cần chú ý phải thường xuyên vệ sinh, khi ti bị rơi ra cần làm sạch trước khi đưa trở lại cho bé ngậm.
– Lựa chọn đúng kích cỡ. Các mẹ nên lựa chọn những loại ti có kích thước phù hợp với khuôn miệng của trẻ để tránh tình trạng môi trề, ảnh hưởng đến sự phát triển của hàm gây mất thẩm mỹ.
– Chú ý đến hình dạng ti giả. Đối với những trường hợp bé trên 1 tuổi vẫn sử dụng ti giả cần chú ý lựa chọn những ti có hình dạng phẳng để tránh làm hỏng cấu trúc hàm của trẻ.
Mong rằng Mon Mom đã cung cấp được thong tin hữu ích cho mẹ nhé!