Vệ sinh răng miệng cho bé ăn dặm như thế nào là đúng cách? Làm sao để giữ gìn vệ sinh mà không làm trẻ cảm thấy khó chịu? Có nhất thiết phải làm sạch răng miệng khi trẻ chưa mọc răng?
LỢI ÍCH VÀ HỆ LỤY CỦA VỆ SINH RĂNG MIỆNG CHO BÉ ĂN DẶM ĐÚNG VÀ SAI CÁCH

Một số bố mẹ cho rằng trong quá trình ăn dặm, trẻ không cần phải được vệ sinh răng miệng. Tuy nhiên, đây là một sai lầm rất tai hại. Để giúp bố mẹ hiểu hơn về tầm quan trọng của hoạt động này, MonMom đã tổng hợp 3 lợi ích và 3 hệ lụy phổ biến nhất của vấn đề này ở nội dung tiếp theo, cụ thể như sau:
Lợi ích của vệ sinh răng miệng cho bé ăn dặm đúng cách:
- Tạo nền tảng tốt nhất cho quá trình mọc răng sữa sau này của trẻ.
- Hỗ trợ hình thành ý thức, thói quen giữ gìn vệ sinh răng miệng cho con.
- Ngăn ngừa sự xuất hiện của các mảng bám và vi khuẩn gây hại răng miệng.
- Chất fluoride trong kem đánh răng giúp răng chắc khỏe.
Hệ lụy của vệ sinh răng miệng cho bé ăn dặm sai cách:
- Tăng nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng ở trẻ. Ví dụ: Sâu răng sữa, mất răng…
- Men răng tích tụ dày theo thời gian.
Tham khảo thêm: Những món ăn lợi sữa cho mẹ sinh mổ được các chuyên gia gợi ý
HƯỚNG DẪN CÁCH VỆ SINH RĂNG MIỆNG CHO BÉ ĂN DẶM
Trong quá trình ăn dặm, các phần tồn dư của sữa và đồ ăn dặm vẫn có khả năng tồn đọng trên răng của trẻ. Và việc vệ sinh những mảng bám này đối với các gia đình lần đầu có con sẽ tương đối khá khó khăn. Tuy nhiên, mọi việc đều có cách giải quyết. Mẹ chỉ cần nắm chắc những thông tin dưới đây và thực hiện thao tác khoảng 2 – 3 lần là việc chăm sóc tự khắc sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
1. Cách vệ sinh răng miệng cho bé ăn dặm lúc chưa mọc răng
Trong giai đoạn này, việc vệ sinh răng miệng cho bé ăn dặm tương đối đơn giản. Bố mẹ chỉ cần chuẩn bị một khăn mềm sạch và một ít nước ấm. Sau đó, vệ sinh sạch bàn tay và dùng khăn mềm nhúng nước và quấn quanh ngón tay. Tiếp tục đưa ngón tay đã quấn khăn nhẹ nhàng làm sạch lợi và bề mặt lưỡi. Để việc thực hiện dễ dàng hơn, sau mỗi bữa ăn bố mẹ nên cho con uống ít nước và sau đó dùng khăn để vệ sinh.
2. Cách vệ sinh răng miệng cho trẻ trong giai đoạn bắt đầu mọc răng
Khi những chiếc răng đầu tiên của trẻ đã xuất hiện, bố mẹ cần phải lưu ý áp dụng quy trình làm sạch phù hợp theo từng giai đoạn.
- Mọc 2 răng dưới: Dùng khăn mềm nhúng nước ấm để vệ sinh lợi cho trẻ. Điều này sẽ tập cho trẻ dần quen với cảm giác của hoạt động làm sạch răng miệng.
- Mọc thêm 2 răng trên (8 – 10 tháng tuổi): Tiếp tục dùng miếng gạc hoặc vải mềm ẩm quấn quanh ngón tay để lau sạch răng, nướu, lưỡi. Song song đó, gia đình nên cho bé tập làm quen với bàn chải nhỏ.
- Khi trẻ từ 1 tuổi trở lên: Chuyển hoàn toàn sang sử dụng bàn chải nhỏ. Giai đoạn đầu dùng nước lọc sạch về sau dùng với 1 lượng kem nhỏ khoảng 1 hạt đậu.
MỘT SỐ LƯU Ý KHI VỆ SINH RĂNG MIỆNG CHO BÉ ĂN DẶM
Các lưu ý dưới đây cũng chính là kinh nghiệm để chăm sóc răng miệng cho bé ăn dặm một cách toàn diện nhất. Mẹ note lại để chăm sóc con nhé.
- Luôn vệ sinh răng miệng cho bé ăn dặm ít nhất 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi tối.
- Hãy gắn liền hoạt động với một kỷ niệm vui nào đó để giúp bé cảm thấy thích thú với việc vệ sinh răng miệng.
- Nên đưa trẻ đến bác sĩ thăm khám răng miệng khi đã đủ 6 tháng tuổi. Tốt nhất nên cho trẻ khám định kỳ 3 – 6 tháng/lần.
- Khi trẻ chưa mọc đủ răng, nhà mình không nên sử dụng miệng của mình để nghiền nhuyễn và mớm thức ăn cho con.
- Hạn chế việc cho trẻ nằm ngửa uống sữa khi răng đang trong quá trình mọc. Điều này sẽ dễ làm hỏng men răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn hình thành.
- Bề mặt bàn chải phải tạo với răng một góc 45 độ. Các thao tác phải được thực hiện một cách nhẹ nhàng nhất có thể. Tốt nhất, bố mẹ nên chia từng nhóm răng ra để vệ sinh. Đặc biệt phải đảm bảo làm sạch đủ cả 3 mặt: Ngoài – trong – dưới.
- Các dụng cụ vệ sinh như rơ lưỡi, bàn chải đánh răng… phải được vệ sinh và bảo quản sạch sẽ sau khi sử dụng.
- Sử dụng bàn chải kích thước nhỏ cùng với một lượng kem cũng khoảng một hạt đậu nhỏ. Thường xuyên nhắc nhở trẻ không được nuốt kem trong suốt quá trình tập thói quen vệ sinh.
LƯU Ý VỀ LÂY NHIỄM RĂNG MIỆNG

Vi khuẩn gây bệnh răng miệng lây từ răng này qua răng khác và từ miệng người này qua miệng người khác. Chúng không có trong miệng trẻ sơ sinh. Khi răng bắt đầu mọc, vi khuẩn này được truyền từ mẹ qua việc hôn hít, nếm thức ăn hay mút vú giả trước khi cho trẻ bú.
Việc bà mẹ chải răng thật kỹ, chế độ ăn có lượng đường thấp sẽ làm giảm lượng vi khuẩn sâu răng trong miệng, từ đó làm giảm hay chậm khả năng truyền vi khuẩn sang cho trẻ. Để loại trừ sự lây nhiễm, không nên nhai hay cắn thức ăn rồi đút cho trẻ, không cho trẻ sử dụng chung muỗng, đũa với người bị sâu răng và tránh sử dụng chung bàn chải đánh răng.

ĐIỀU LƯU Ý ĐỂ BÉ CÓ HÀM RĂNG PHÁT TRIỂN TỐT
- Không cho bé nằm uống sữa. Khi đang mọc răng, bé thường có thói quen ngậm chặt núm bình. Do đó, răng sẽ ngâm trong sữa rất lâu nên dễ bị biến dạng, làm hỏng men răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở, dễ gây sâu răng.
- Không cho bé mút đầu ngón tay, hoặc ngậm ti giả. Thói quen này sẽ khiến răng bé mọc không đều, không thẳng hàng.
- Không cho bé nhai một bên. Thói quen này sẽ khiến bé bị lệch hàm, gây mất cân đối cho khuôn mặt.
- Tập cho bé ăn cứng. Mẹ nên chú ý sự quan sát sự phát triển của răng cửa và cho bé ăn những thức ăn có độ cứng phù hợp để răng bé phát triển toàn diện hơn.
Việc vệ sinh răng miệng cho bé ăn dặm rất quan trọng. Bởi nó tác động trực tiếp đến khả năng phát triển của vi khuẩn gây bệnh và quá trình hình thành răng của trẻ. Chính vì thế, nhà mình không nên quá xem nhẹ vấn đề này. Thay vào đó cần phải dành nhiều thời gian để tìm hiểu kỹ và chuẩn bị kiến thức cho các tình huống xấu nhất có thể xảy ra.